Thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ cập nhật mới nhất 2023

Thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ cập nhật mới nhất 2023

Thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ khá đơn giản nhưng lại rất cần thiết, nếu không thực hiện cả người ở trọ và cho thuê đều có thể bị phạt.

Thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ khá đơn giản và nhanh chóng nhưng lại rất cần thiết cho người ở trọ. Tuy nhiên nhiều người cả chủ trọ và người thuê trọ lại không quan tâm, làm ảnh hưởng tới quyền lợi, cũng như vi phạm luật và có thể bị phạt. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng 121db tìm hiểu tạm trú, đăng ký tạm trú là gì đồng thời cập nhật thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ năm 2023.

Khái niệm tạm trú, đăng ký tạm trú

Tạm trú là gì?

Tạm trú là nơi mà công dân sinh sống mà không thuộc phạm vi đã đăng ký thường trú. Có thể hiểu là nơi sinh sống tạm thời, với một thời hạn nhất định ngoài nơi đăng ký thường trú.

Đăng ký tạm trú là gì?

Đăng ký tạm trú là thủ tục mà công dân khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, về mình đang tạm trú. Đồng thời được cấp sổ tạm trú theo nội dung Khoản 1, Điều 30 Luật cư trú năm 2006.

Thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ cần những gì?
Thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ cần những gì?

Điều 30 Luật Cư trú bổ sung năm 2013, người đang sinh sống, lao động, học tập, làm việc ở một địa điểm thuộc địa phương mà không phải là trường hợp đăng ký thường trú ở địa phương đó, thì phải đăng ký tạm trú tại cơ quan công an xã/phường/thị trấn trong khoảng thời hạn 30 ngày từ ngày đến ở. Đồng thời, người thuê nhà trọ cần phải có trách nhiệm, cùng nghĩa vụ đăng ký tạm trú theo quy định pháp luật, mà không nhất thiết phải chờ đợi vào chủ nhà.

Vì sao phải đăng ký chỗ ở tạm trú?

  • Đăng ký tạm trú là cơ sở để cơ quan Nhà nước có thể quản lý được công dân, bảo đảm an ninh trật tự cho xã hội.
  • Đăng ký tạm trú là quyền lợi của công dân nhằm thực hiện những thủ tục, giấy tờ khác dễ dàng hơn. Ví dụ như: Đầu tư bất động sản, đăng ký kinh doanh, mua nhà, đăng ký nhập học cho con hay vay vốn ngân hàng,…

Thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ năm 2023

Chủ trọ phải có trách nhiệm tới công an địa phương, làm thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ. Tuy vậy, rất nhiều chủ trọ không chủ động thực hiện điều này. Để cảm thấy cần thiết cho việc bảo vệ quyền lợi, lợi ích công dân của mình hãy nói chuyện với chủ trọ về vấn đề này. Trường hợp chủ nhà trọ từ chối thì bạn có thể tới cơ quan công an địa phương để khai báo, đồng thời đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật.

Các bước thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ năm 2023
Các bước thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ năm 2023

Những bước để đăng ký tạm trú bao gồm: 

Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ và giấy tờ

Hồ sơ để đăng ký tạm trú:

  • CMND/CCCD hoặc giấy tờ có xác nhận của công an địa phương nơi bạn đăng ký thường trú.
  • Tờ khai nhân khẩu
  • Phiếu thông báo thay đổi hộ khẩu và nhân khẩu

Những giấy tờ có thể chứng minh chỗ ở hợp pháp bao gồm::

  • Giấy tờ thể hiện chỗ ở hiện tại hợp pháp. Trường hợp chủ hộ có sổ tạm trú hay sổ hộ khẩu và đồng ý cho bạn đăng ký tạm trú, thì không cần phải xuất trình giấy tờ về chỗ ở.
  • Khi chủ nhà thuê, mượn hay ở nhờ hợp pháp thì khi đăng ký tạm trú cần phải có ý kiến đồng ý cho đăng ký tạm trú của người mượn, cho thuê, cho ở nhờ trên phiếu báo thay đổi hộ khẩu.
  • Những giấy tờ chứng minh việc mượn, cho thuê, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp.
  • Văn bản cho mượn, cho thuê, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của tổ chức, cơ quan hay của cá nhân. Trường hợp văn bản cho mượn, cho thuê, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cá nhân , thì phải được công chứng hay chứng thực của UBND cấp xã/phường..
  • Xác nhận của UBND cấp xã/phường về điều kiện diện tích bình quân, dựa quy định của HĐND thành phố trực thuộc trung ương, đồng thời phải được người cho mượn, cho thuê,, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
  • Trường hợp không có một trong những giấy tờ để chứng minh về chỗ ở hợp pháp theo quy định, cần phải chuẩn bị bản cam kết chỗ ở thuộc quyền sử dụng của chính mình, và không có tranh chấp về quyền sử dụng.

Bước 2: Nộp hồ sơ và  giấy tờ đăng ký tạm trú cho công an khu vực tạm trú

Công việc tiếp theo khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ, công dân tới công an phường, xã, thị trấn nơi mình tạm trú để nộp. Cán bộ công an sẽ tiếp nhận và đối chiếu với những quy định của pháp luật về luật cư trú.

Trường hợp nếu hồ sơ không đủ điều kiện thì sẽ không được tiếp nhận, và được trả lời bằng văn bản cho công dân biết lý do không tiếp nhận. Khi hồ sơ được tiếp nhận thì trong thời gian 03 ngày làm việc, sổ tạm trú sẽ được cấp.

Không đăng ký khi tạm trú theo luật có bị phạt không?

Quy định này là bắt buộc cho cả chủ trọ và cả người thuê trọ. Theo nội dung khoản 1, Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP chủ trọ bị phạt tiền từ 100.000 đến 300.000VNĐ khi không thực hiện đăng ký tạm trú. Theo nội dung khoản 2, Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP chủ cho thuê phòng trọ sinh viên, công nhân giá rẻ không thực hiện tạm trú cho người thuê bị phạt tiền từ 1 tới 2 triệu đồng.

Không đăng ký tạm trú theo luật có bị phạt không?
Không đăng ký tạm trú theo luật có bị phạt không?

Chỉ đối với những người lao động ngắn hạn, chỉ thuê trọ để ở lại, làm việc trong một thời gian ngắn rồi chuyển đến nơi khác để làm việc thì không yêu cầu phải đăng ký tạm trú. Đây là những đối tượng không có ý định lưu trú lâu dài ở khu vực.

Bài viết trên đây nhằm hướng dẫn bạn đọc về thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ một cách nhanh chóng, và đơn giản nhất để tránh những sai phạm hoặc bị phạt theo quy định.