Thẻ căn cước công dân được thay thế dần chứng minh nhân dân

Ý nghĩa 12 số CCCD mới nhất hiện nay

Từ ngày 01/01/2021, người dân Việt Nam sẽ được cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip, thay thế cho chứng minh nhân dân,  tích hợp cả định danh trong sổ hộ khẩu. Hãy để 121db.net cùng các bạn khám phá ý nghĩa về 12 con số cực kỳ quan trọng này.

Thông tin chung về CCCD trong năm nay

Thẻ căn cước công dân được thay thế dần chứng minh nhân dân
Thẻ căn cước công dân được thay thế dần chứng minh nhân dân

Đặc điểm của thẻ định danh CCCD

Thẻ Căn cước công dân gắn chip với 12 con số hiện nay có kích thước khá nhỏ. Chip điện tử được thiết kế tuân thủ quy định bảo mật của thế giới và Việt Nam. Trên con chip có thực hiện ký hiệu 12 số, chính vì thế sẽ bảo đảm độ tin cậy cho người dân.

Bên cạnh đó Thẻ căn cước công dân còn tích hợp trong con chip là hơn 30 loại giấy tờ chứng minh thân phận khác, cụ thể là: Sổ hộ khẩu, thẻ bảo hiểm y tế, Giấy phép lái xe, số BHXH, tạm trú tạm vắng,…

Một số luật cần biết về đối tượng nên dùng CCCD 12 s

Một số luật cần biết về đối tượng nên dùng CCCD 12 số
Một số luật cần biết về đối tượng nên dùng CCCD 12 số

Căn cứ vào quy định thể hiện rõ tại khoản 1 Điều 21 và Điều 23, Luật căn cước công dân năm 2014 quy định về các trường hợp có thể đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như sau:

Độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân: Khi bạn muốn đổi Thẻ Căn cước công dân phải là công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

Các trường hợp mà bạn được đổi, cấp lại thẻ CCCD:

  • Các trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;
  • Thẻ bị hư hỏng như gãy, xước không sử dụng được;
  • Thay đổi thông tin cá nhân như  họ, chữ đệm, tên hay đặc điểm nhân dạng chủ nhân thẻ
  • Xác định lại quy định giới tính, quê quán sinh sống
  • Có những sai sót trong phần thông tin trên thẻ CCCD khi làm
  • Khi công dân có yêu cầu muốn thay đổi làm lại thẻ CCCD.

Thẻ Căn cước công dân 12s số được cấp lại khi:

  • Bị mất thẻ Căn cước công dân, yêu cầu cấp lại
  • Được hoàn lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.

Quy trình đăng ký làm thẻ CCCD 12 số nhanh chóng

Đầu tiên, để đảm bảo quá trình làm thẻ diễn ra nhanh chóng, đỡ tốn thời gian mỗi người công dân cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ và tiền mặt.

Sau đó bạn hãy thực hiện đăng ký thẻ căn cước công dân bằng 3 cách là Gọi online, đăng ký trên website chính phủ và đăng ký qua ứng dụng zalo.

Cuối cùng bước quyết định là bạn cần phải khai báo những thông tin trên ứng dụng và mang đủ giấy tờ ra cơ quan xã, huyện, phường,… để hoàn thành các bước thủ tục tiếp theo.

Cách tìm thẻ CCCD gắn chip online

Tra cứu trên ứng dụng Zalo phổ biến

Cập nhật trạng thái thẻ trên zalo
Cập nhật trạng thái thẻ trên zalo
  • Bước 1: Các bạn hãy truy cập vào ứng dụng Zalo, sau đó tìm kiếm trang Công an theo khu vực quận/huyện nơi mình làm Căn cước công dân.
  • Bước 2: Vào được trang mình mong muốn, nhấn vào biểu tượng Quan tâm, sau đó giao diện sẽ hiển thị khung cửa sổ chat zalo , các bạn bấm chọn yêu cầu chức năng Tra cứu CCCD.
  • Bước 3: Thực hiện nhập 12 số CCCD, Họ và tên, ngày tháng năm sinh, rồi bấm vào nút Tra cứu. Lúc này sẽ hiển thị thông tin cho biết rằng Căn cước công dân của bạn đã hiển thị trên hệ thống hay chưa.

Ý nghĩa 12 con số CCCD hiện nay

Ý nghĩa 12 con số CCCD vô cùng quan trọng với mỗi người
Ý nghĩa 12 con số CCCD vô cùng quan trọng với mỗi người

Theo quy định điều số 7  của Thông tư 07/2016/TT-BCA thể hiện về ý nghĩa của từng chữ số này như sau:

  • Ba chữ số đầu tiên quy định là mã tỉnh, thành phố trực thuộc khu vực trung ương hoặc mã quốc gia mà  nơi công dân đăng ký khai sinh,
  • Chữ số tiếp theo là mã giới tính mà công dân đăng ký.
  • Hai chữ số tiếp theo là mã quy định năm sinh của công dân
  • 06 chữ số cuối là khoảng số theo thứ tự ngẫu nhiên.

Mong rằng nội dung mà bài viết chia sẻ ở trên của 121db.net sẽ giúp các bạn nắm được hết các thông tin và ý nghĩa 12 số CCCD, một loại giấy tờ tuy mới nhưng cực kỳ quan trọng đối với người công dân Việt Nam.