Cách làm bánh nhãn là một món ăn vặt dân gian quen thuộc của người dân Nam Định, hiện nay bánh nhãn đã được phổ biến rất nhiều nơi và được nhiều người sành ăn yêu thích. Bánh nhãn có hương vị thơm giòn, béo béo, khi ăn một lần là sẽ nhớ mãi. Vậy cách làm bánh nhãn như thế nào? cùng 121db để cùng làm dưới đây nhé.
Bánh nhãn là loại bánh gì?
Bánh nhãn là một loại bánh dùng để ăn vặt có phần ngoại hình khá giống quả nhãn, ngoại hình của viên bánh tròn xoe, nhỏ và có màu vàng. Về phần nguyên liệu thì bánh nhãn được làm từ các loại nguyên liệu không liên quan gì đến quả nhãn, người ta gọi là bánh nhãn vì phần ngoại hình của nó giống quả nhãn.
Bánh nhãn thường hãy xuất hiện tầm tháng Chạp tại Nam Định, người dân nơi đây thường làm món bánh này để đãi khách trong dịp tết Nguyên Đán. Hiện nay, bánh nhãn ngày càng xuất hiện phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, được dùng làm một món quà vặt hay trở thành món đặc sản Nam Định mua về làm quà.
Cách làm bánh nhãn từ những loại nguyên liệu khá phổ biến và đơn giản, cách làm cũng không quá phức tạp. Nguyên liệu làm bánh chính chủ yếu gồm có bột và trứng sau đó chiên lên rồi bọc thêm lớp “áo” đường, vậy là thành món ăn vặt thơm ngon, giòn bùi, tạo nên một món ăn vặt thơm ngon, hấp dẫn.
Cách làm bánh nhãn công thức đúng chuẩn Nam Định
Chuẩn bị các nguyên liệu cho cách làm bánh nhãn
Để cách làm bánh nhãn đúng chuẩn Nam Định, chúng ta phải chuẩn bị nguyên liệu để làm phần bánh và phần vỏ bánh. Do đó, chúng ta cần phải chuẩn đủ nhiều loại nguyên liệu gồm:
Nguyên liệu làm bánh
70 – 75 bột nếp
10 gram đường (thay bằng sữa đặc lượng tương đương cũng được)
2 quả trứng gà ta
Nguyên liệu làm phần đường bọc bánh
15 – 20 gram đường
5ml nước lọc
Hương liệu (có tinh chất hoa bưởi, ống vani, dầu chuối,…) tùy chọn
Dầu ăn (dầu dừa hoặc là mỡ động vật)
Cách làm bánh nhãn đúng công thức chuẩn Nam Định
Bước 1: Tiến hành trộn bánh và nặn bánh
Đầu tiên, trong cách làm bánh nhãn cần phải đập trứng vào bát, sau đó đánh tan ra. Sau khi đã đánh tan trứng, chúng ta cho thêm bột nếp vào rồi đánh đều để cho bột hòa quyện với trứng. Trước khi cho bột nếp vào thì chúng ta nên lọc bột qua rây để cho bột mịn và loại bỏ cặn bã, nhữ vậy khi làm bánh sẽ mịn màng hơn.
Sau khi chúng ta đã trộn xong thì sẽ thu được một hỗn hợp bột dẻo mịn, không dính tay. Nếu sau khi chúng ta trộn xong mà phần bột không được mịn dẻo, bột khô và bở thì nên cho thêm từng chút nước rồi trộn tiếp cho đến khi bột đạt được như ý thì thôi. Nếu bột ướt (nhão) thì thêm bột nếp.
Tiếp theo, chúng ta lấy từng phần bột nhỏ, nặn thành từng viên hình tròn. Khi nặn thì chúng ta cần phải chú ý đến việc, khi bột chiên sẽ nở gấp 3 – 4 lần so với kích thước khi nặn. Do đó, chúng ta cần phải nặn bột thành viên không cần quá to, hơn nữa khi nặn viên nhỏ sẽ giúp quá trình chiên dễ hơn và bánh giữ được độ giòn lâu hơn.
Bước 2: Tiến hành rán bánh
Sau khi chúng ta đã nặn xong bánh thì chúng ta có thể mang bánh đi chiên. Chúng ta chuẩn bị một cái chảo lòng sâu, cho vào chảo một lượng dầu đủ để ngập mặt bánh. Sau đó cho chảo lên bếp cho dầu đun sôi, khi dầu sôi thì thả từng viên bột vào. Dùng đũa đảo đều nhẹ tay cho bánh sẽ nở dần dần.
Chúng ta sẽ rán cho đến bánh nở to và vàng đều. Khi thử chúng ta sẽ cảm thấy bánh rất giòn, tan ngay trong miệng, không còn ướt hay mềm dẻo là được. Sau đó chúng ta vớt bánh ra giấy thấm dầu, chờ cho bánh nguội là có thể thưởng thức.
Trong quá trình rán bánh, chúng ta cần phải chú ý để lửa vừa, đảo đều. Không được để lửa to khi rán bánh vì sẽ khiến cho bột sẽ không chín đều và bánh sẽ không giòn.
Bước 3: Bọc đường cho bánh nhãn
Đầu tiên, chúng ta chuẩn bị một cái nồi rồi cho cả đường và nước vào nồi. Sau đó bật bếp, khuấy đều cho đến khi đường tan hết nhưng vẫn còn màu trắng thì cho bánh vào. Khi cho bánh vào thì chúng ta phải đảo đều, nhanh tay rồi bắc nồi ra khỏi bếp. Tiếp tục đảo cho lớp đường bên ngoài khô lại.
Đối với cách làm bánh nhãn này nên để bánh nguội thì thưởng thức (bánh phải thật nguội thì ăn mới giòn). Cho vào hũ nắp đậy, bảo quản 2 – 3 tuần tại nơi khô thoáng cần tránh ánh nắng mặt trời.
Lưu ý khi làm bánh nhãn
- Cách làm bánh nhãn thì nên sử dụng trứng gà, tỷ lệ trứng gà có thể tùy thuộc vào sở thích của mỗi người. Càng nhiều trứng thì màu bánh sẽ càng đậm hơn và thơm vị trứng.
- Chúng ta cũng có thể sử dụng sữa đặc để thay cho đường nhằm tạo thêm hương vị cho bánh.
- Tỷ lệ bột và nước có thể điều chỉnh tùy theo loại bột, chúng ta sẽ điều chỉnh sao cho hỗn hợp bột mịn dẻo là được.
- Khi rán bánh nhãn thì chúng ta nên sử dụng những loại dầu có điểm sôi cao như dầu dừa hoặc mỡ động vật, làm như vậy để tiết kiệm hơn khi rán bánh nhãn khá tốn thời gian.
Trên bài viết là cách làm bánh nhãn đúng chuẩn, thơm ngon đầy hấp dẫn. Hương vị của bánh giòn ngoài vỏ, mềm mịn bên trong, khi ăn vào miệng giòn tan rất cuốn hút. Hy vọng qua bài viết đã giúp bạn có thể nắm được cách làm món bánh nhãn này để làm, cho gia đình mình thưởng thức, đặc biệt là trong những buổi tụ tập gia đình có thể thưởng thức một đĩa bánh nhãn tự tay làm thì còn gì tuyệt vời hơn.