Cách làm cơm rượu: Khác biệt 2 cách làm miền Bắc và Nam

Cách làm cơm rượu: Khác biệt 2 cách làm miền Bắc và Nam

Cách làm cơm rượu - một món ăn được làm từ nguyên liệu chính là gạo nếp. Có nhiều công thực và cách làm khác nhau tạo nên thành phẩm có vị cay nồng.

Cách làm cơm rượu không phải vùng miền nào cũng giống nhau. Đối với người dân Việt Nam, thì cơm rượu là một món ăn khá quen thuộc, và được nhiều người yêu thích bởi cái vị men nồng vừa đủ, ăn rất ngon và khó có thể quên khi đã thưởng thức. Bên cạnh sự hấp dẫn và ngon miệng, cơm rượu là món ăn rất tốt cho sức khỏe như giúp bồi bổ cơ thể, ngăn ngừa đái tháo đường, hạ cholesterol, hỗ trợ giảm cân, làm đẹp da, gia tăng lượng máu nuôi tế bào,… Hãy cùng 121db chi tiết về cách làm dưới đây nhé.

Cơm rượu là gì?

Cơm rượu là một món ăn được làm từ nguyên liệu chính là gạo nếp. Cơm rượu thường được làm theo cách nấu chín gạo nếp thành xôi sau đó người ta để xôi nguội và dung men rượu để ủ trong vong 3 đến 4 ngày là có thể dùng được. Khi hoàn thành, cơm rượu có hương vị cay nồng của sự lên men kết hợp với vị ngọt của gạo nếp mang mùi thơm đặc trưng của rượu.

Cơm rượu được làm từ nguyên liệu chính là gạo nếp
Cơm rượu được làm từ nguyên liệu chính là gạo nếp

Cơm rượu tại mỗi vùng miền khác nhau thì có cách làm khác nhau và hương vị khác nhau. Đây là một món ăn được xem là đặc trưng cho ngày tết Đoan Ngọ. 

Mỗi loại nếp khác nhau dùng để làm cơm rượu cũng cho ra các loại cơm rượu có hương vị khác nhau như: Cơm rượu nếp trắng, cơm rượu nếp lứt, cơm rượu nếp cẩm hay cơm rượu nếp cái hoa vàng.

Cách làm cơm rượu Miền Bắc

Nguyên liệu chế biến

Gạo nếp cái hoa vàng xay lật hoặc gạo nếp lứt: 1kg

Men rượu: 150g

Nồi sứ, túi khóa zip cỡ to

Nồi cơm điện

Chuẩn bị nguyên liệu cho cách làm cơm rượu miền Bắc
Chuẩn bị nguyên liệu cho cách làm cơm rượu miền Bắc

Cách thực hiện

Bước 1: Chúng ta vo thật sạch gạo nếp với nước sau đó ngâm trong nước khoảng 1 giờ rồi vớt ra để cho ráo.

Bước 2: Nấu gạo nếp, chú ý lượng nước vừa đủ tránh bị nhão

Nếp cái hoa vàng là nguyên liệu chính để làm cơm rượu của miền Bắc
Nếp cái hoa vàng là nguyên liệu chính để làm cơm rượu của miền Bắc

Bước 3: Khi cơm chín thì chúng ta cho ra mâm rộng rồi đánh tản ra cho cơm nhanh nguội.

Bước 4: Men thì chúng ta giã cho thật mịn, sau đó dùng rây lọc qua để loại bỏ phần vỏ trấu

Men ủ cơm rượu cần được giã thật mịn để đảm bảo thành phẩm
Men ủ cơm rượu cần được giã thật mịn để đảm bảo thành phẩm

Bước 5: Sau khi cơm nếp chúng ta tản ra đã nguội hoàn toàn thì cho men đã giã mìn vào và tiến hành trộn thật đều lên.

Bước 6: Sau khi trộn đều cơm và men, chúng ta cho vào rổ tre có lót lá chuối khô rồi đậy kín lại và tiến hành ủ. Để ở nơi thoáng mát.

Bước 7: Khi ủ cơm trong thời tiết nắng thì chỉ cần ủ trong 3 đến 4 ngày là có thể dùng được. Tuy nhiên nếu thời tiết lạnh hơn thì thời gian ủ sẽ lâu hơn.

Cách làm cơm rượu chuẩn vị miền bắc có vị cay nồng
Cách làm cơm rượu chuẩn vị miền bắc có vị cay nồng

Bước 8: Sau thời gian ủ, lúc chúng ta kiểm tra thấy hạt cơm căng mọng, ngấu, có mùi thơm, không bị chua thì món cơm rượu đã hoàn thành. Nếu có nước rượu chay ra thì dùng nó rưới lên cơm rượu ăn sẽ rất ngon.

Cách làm cơm rượu Miền Nam

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Gạo nếp 1kg 

Men ngọt tầm khoảng 15 viên nhỏ

Lá chuối

Muối

Đặc trưng cách làm cơm rượu miền Nam sẽ là những viên cơm vo tròn
Đặc trưng cách làm cơm rượu miền Nam sẽ là những viên cơm vo tròn

Cách thực hiện

Bước 1: Chúng ta mang lá chuối đi rửa sạch và để cho ráo nước

Bước 2: Gạo nếp đem đi vo nhẹ, sau đó cho thêm một muỗng muối rồi ngâm trong vòng 2 giờ, vớt ra để cho ráo

Bước 3: Nấu chín nếp như nấu cơm hoặc đồ như đồ xôi. Chú ý không được để nhão

Bước 4: Men chúng ta mang đi giã nhuyễn

Bước 5: Khi nếp chín, chúng ta vớt ra và để cho nguội. Khi nếp đã nguội thì cho men vào và trộn đều lên

Nếp sau khi hấp chín sẽ được vo tròn thành từng viên
Nếp sau khi hấp chín sẽ được vo tròn thành từng viên

Bước 6: Vo viên cơm nếp thành từng viên nhỏ và dùng lá chuối quấn quanh thân và rưới lên thân mỗi viên một ít nước muối. Sau đó cho các viên nếp vào nồi sành, hoặc sứ có lót lá chuối và đậy kín lại.

Bước 7: Tiến hành ủ cơm rượu từ 3 đến 5 ngày, sau đó lấy toàn bộ phần cơm rượu và nước rượu ra một vật đựng khác. Để giữ nguyên vị và cơm rượu không bị quá chua thì có thể bảo quản trong tủ lạnh.

Sau đó ủ men 3-5 ngày để tạo nên món cơm rượu đặc trưng miền Nam
Sau đó ủ men 3-5 ngày để tạo nên món cơm rượu đặc trưng miền Nam

Tác dụng của cơm rượu

Cơm rượu ngoài là một món ăn ngon và hấp dẫn thì nó còn rất tốt cho sức khỏe con người, cụ thể như:

  • Bổ sung sắt, phòng ngừa bệnh thiếu máu.
  • Tốt cho tim mạch
  • Tăng cường hệ miễn dịch.
  • Phòng ngừa bệnh tiểu đường.
  • Tốt cho tiêu hóa.
  • Làm đẹp da.
  • Hỗ trợ giảm cân.
  • Phòng ngừa các bệnh lý về xương khớp.

Những vấn đề hay gặp phải khi làm cơm rượu

Cơm rượu có để được bao lâu

Đối với vấn đề này thì không có câu trả lời chính xác, tùy theo cách bảo quản của mỗi người mới xác định được thời gian sử dụng của cơm rượu. Cơm rượu nếu bảo quản trong tủ lạnh thì có thể sử dụng trong vòng 3 đến 5 ngày.

Khi cơm rượu nhìn thấy bị mốc hay có vị đắng thì không nên sử dụng nữa.

Cách thưởng thức cơm rượu

Cơm rượu thường được ăn kèm với sữa chua hoặc dùng để chế biến các món ăn khác như vịt tiềm cơm rượu, cá trứng hấp cơm rượu, tôm rim cơm rượu.

Trên bài viết là toàn bộ thông tin cơ bản về cách làm cơm rượu cũng như những đặc điểm của cơm rượu mà các bạn đang tìm kiếm. Giúp bạn có thể hiểu và làm món ăn bổ dưỡng này dễ dàng để cho gia đình mình thưởng thức.