Cách làm đậu hũ thơm ngon tại nhà chỉ với 5 bước

Cách làm đậu hũ thơm ngon tại nhà chỉ với 5 bước

Trong chúng ta ai cũng đã từng thưởng thức những món ăn đậu hũ, vậy đậu hũ có nguồn gốc từ đâu? cách làm đậu hũ đơn giản tại nhà như thế nào?

Đậu hũ là một món ăn rất quen thuộc và từ xưa đã rất phổ biến rồi. Đậu hũ thì bất kì ai trong chúng ta cũng đều được ăn rồi, thế nhưng có ai đã hỏi rằng đậu hũ có nguồn gốc từ đâu ra chưa? Cùng mình tìm hiểu nguồn gốc, cách làm đậu hũ, một món ăn đơn giản mộc mạc nhưng lại thanh đạm này nha!

Đậu hũ có nguồn gốc như nào?

cách làm đậu hũ
Hình ảnh miếng đậu hũ thơm ngon trắng nõn nà

Đậu hũ xuất hiện đầu tiên từ đâu? Đậu hũ là một món ăn được làm ra từ hạt đậu nành, nó có nguồn gốc từ nước Trung Quốc. Ngày xưa, có một vị tướng trong triều nhà Hán, ông tên là Lưu An, khi cố gắng tìm ra phương thuốc trường sinh bất lão ông đã vô tình làm ra món đậu hũ này.

Không những Trung Quốc ăn món này nhiều, mà đậu hũ đã lan rộng ra cả thế giới, nhiều nhất là ở Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam ta. 

Đậu hũ ở Việt Nam ta có rất nhiều loại khác nhau, tùy vào khẩu vị của mỗi vùng khác nhau. Ở Miền Bắc có món đậu hũ mơ rất nổi tiếng. Còn ở Miền Nam rất nổi tiếng món đậu hũ chao, bên Trung Quốc gọi đậu hũ chao là đậu hũ thối. 

Đậu hũ còn có cái tên là pho mát thực vật vì nó vừa béo lại ăn vô có cảm giác mát mát, da trắng nõn nà. Đậu hũ có nhiều dinh dưỡng do được làm từ đậu nành,nấu chay hay nấu mặn đều có thể nấu từ đậu hũ nấu. Đậu hũ vừa rẻ vừa ngon bổ nên được rất nhiều người thích ăn.

Cách làm đậu hũ ngon dễ làm tại nhà

Đậu hũ ra ngoài mua ăn thì quá dễ rồi, ăn thì nhiều nhưng không phải ai cũng biết làm ra nó. Cách làm đậu hũ này của mình sẽ giúp mọi người làm ra được những khuôn đậu thơm ngon. Chỉ với 5 bước dưới đây, mọi người sẽ làm tốt được món đậu hũ này!

Ngâm hạt đậu nành

Hình ảnh thau đậu nành đang được ngâm trong nước
Hình ảnh thau đậu nành đang được ngâm trong nước

Muốn làm đầu hũ ngon đầu tiên mọi người phải chọn đậu nành cho thật ngon. Sau đó đem đậu nành rửa sạch với nhiều lần nước, rồi đổ nước ngập đậu, ngâm đậu nành khoảng tầm 10 tiếng. 

Vì sao phải ngâm đậu 10 tiếng đồng hồ? Ngâm đậu lâu trong nước giúp đậu mềm ra và trong lúc say đậu nành mọi người sẽ dễ say hơn, giúp cho lượng sữa của đậu nành được ra nhiều hơn. Thời gian khoảng 10 tiếng là hợp lý nhất,  vì nếu ngâm ít hơn thì đậu nành sẽ không hút đủ lượng nước, mà nếu ngâm đậu quá lâu thì làm đậu bị chương lên và hỏng, không làm được nữa.

Xay đậu nành đã ngâm mềm

Hình ảnh đậu nành đang được say ra để làm đậu hũ
Hình ảnh đậu nành đang được xay ra để làm đậu hũ

Sau khi đã ngâm đậu nành đúng thời gian, mọi người đem đậu nành vừa ngâm rửa thật sạch lại qua nước để giảm đi độ chua, vì đậu sau khi ngâm trong nước 1 thời gian dài, sẽ có mùi hơi chua. .

Sau khi rửa xong, mọi người bỏ đậu nành vào 1 rổ to có lỗ, để cho nước ráo bớt và chuẩn bị xay đậu. Ngày xưa, người ta hay dùng cối đá để xay đậu, nhưng càng phát triển, mọi thứ càng dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mọi người có thể dùng máy xay để giúp quy trình làm đậu hũ được thuận tiện và nhanh hơn, đỡ mất thời gian và công sức hơn rất nhiều so với cách làm đậu hũ của ông bà ta từ xưa.

Nấu đậu hũ đúng cách

Mọi người cho một ít muối vào nồi đậu nành, khuấy cho tan, rồi bắt lên bếp bật lửa nhỏ lửa. Nhớ là vừa nấu vừa dùng cái vá to khuấy đều lên để sữa không bị cháy ở đáy nồi. Đợi đến khi nồi đậu nành đã sôi lên rồi thì mọi người hãy tắt bếp ngay nhé.

Cách kết tủa óc đậu hũ

Hình ảnh làm óc đậu kết tủa lại
Hình ảnh làm óc đậu kết tủa lại

Bỏ giấm trắng, nước và muối theo tỉ lệ 2-10-4 vào một cái tô lớn, thêm 2 lít nước lọc, 10 muỗng cà phê giấm trắng và 4 muỗng cà phê muối. 

Khi tắt bếp nồi nấu sữa đậu nành, mọi người cho một ít nước chua vừa pha xong vào nồi nước đậu nành, lấy cái giá to khuyaasn nhẹ và đều tay cho hòa tan đều với nhau. Mọi người hãy đậy nắp nồi đậu nành lại khoảng tầm 20 giây rồi đổ thêm nước chua vào rồi khuấy cho thật đều để đậu nành đông kết tủa lại.

Khuấy đến khi nồi đậu nành không còn máu trắng đục nữa. Mà lúc này nồi đậu nành xuất hiện các mảng đậu nành màu trắng. Nước có màu vàng hơi trong có nghĩa là là đậu nành đã kết tủa hết. Quá trình kết tủa óc đậu hũ không lâu nếu mọi người tập trung làm giai đoạn này. 

Khi đã kết tủa được óc đậu hũ, mọi người lấy một cái rổ to, rổ phải sạch nha, rồi nhẹ nhành đặt vào nồi để đè phần đậu hũ xuống dưới. Phải thật nhẽ nhàng để không làm bể những miếng đậu hũ đã bị kết tủa.

Phần nước chua thừa mọi người có thể để làm các phần đậu hũ sau, chỉ dùng trong khoảng một ngày nha lâu. Làm mẻ khác hãy bỏ thêm một ít muối vào nước chua. Để có những mẻ đậu hũ béo, thơm ngon nhất cho gia đình của mình thì mọi người hãy làm cách này nhé.

Ép khuôn cho đậu hũ thành hình 

Hình ảnh ép miếng đậu hũ thành khuôn
Hình ảnh ép miếng đậu hũ thành khuôn

Sau khi đã múc bớt nước chua ra khỏi nồi óc đậu kết tủa, mọi người hãy cho óc đậu đã kết tủa vào 1 cái rổ đã được lót tấm vải màn, mục đích cho nó ráo bớt nước rồi mới cho vào khuôn để định hình. Các loại khuôn làm đậu hũ truyền thống thường làm ra từ gỗ, mọi người có thể đặc người ta làm mấy cái khuôn này nhé. Ngày nay hiện đại người ta làm ra máy ép đậu hũ để ép đậu nhanh hơn. Mọi người hãy ép chậm và thật chặt để đậu đóng thành bánh được đều và mịn.

Thành phẩm đậu hũ

Hình ảnh của các miếng đậu hũ trắng nõn nà thơm ngon
Hình ảnh của các miếng đậu hũ trắng nõn nà thơm ngon

Ép đậu vào khuôn xong mọi người để một thời gian tầm 5-10 phút cho miếng đậu hũ cứng cáp, rồi hãy lấy đậu ra khỏi khuôn nhé. Lúc này ta đã có những mẻ đậu hũ nóng hổi, thơm ngon trắng nõn, trông thật đẹp mắt rồi. Đậu hũ này mọi người có thể chiên giòn với dầu ăn thực vật, có thể nấu chung kèm với món khác. Đậu cũng có rồi, cùng nấu cho cả nhà mình một bữa ăn thật ngon thôi nào.

Mình mong cách làm đậu hũ thơm ngon đơn giản tại nhà, giúp mọi người sẽ nhanh chóng làm được mẻ đậu hũ mềm béo và thơm ngon. Không có gì khó để có ngay những miếng đậu hũ trăng mịn thơm ngon đúng không?