Mẹo trị chảy nước dãi cho bé – một hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể trẻ, nhất là ở giai đoạn đầu đời thì hiện tượng này diễn ra rất phổ biến. Tuy nhiên, có một số trường hợp trẻ chảy nước dãi rất nhiều, là biểu hiện của một số bệnh lý, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, khiến cho các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Vậy có mẹo trị chảy nước dãi cho bé nào hay không. Hãy cùng 121db tìm hiểu chi tiết cùng nhau dưới đây nhé.
Trẻ từ 1 đến 24 tháng tuổi thường xuyên bị chảy nước bọt?
Để tìm hiểu mẹo trị chảy nước dãi cho bé, cần căn cứ quá trình hoàn thiện cơ thể của trẻ. Cụ thể, trong đó có tuyến nước bọt, lượng nước bọt được tiết ra tăng lên dẫn đến tình trạng chảy nước dãi ở trẻ, đây là một hiện tượng vô cùng bình thường. Ở mỗi giai đoạn phát triển, mức độ chảy nước dãi của trẻ sẽ có sự thay đổi dần:
Trẻ từ 1 – 3 tháng tuổi
Đây là giai đoạn tuyến nước bọt của trẻ bắt đầu mới phát triển nên hiện tượng chảy nước dãi ít khi diễn ra. Hơn nữa, trong giai đoạn này thì trẻ thường được đặt nằm ngửa, do đó trẻ không bị chảy nước dãi. Ngoài 2 tháng đầu đời, sau đó tuyến nước bọt bắt đầu phát triển dẫn đến tăng tiết nước bọt, trẻ lúc này vẫn chưa thể kiểm soát được vấn đề này dẫn đến tình trạng chảy nước dãi.
Trẻ giai đoạn 6 tháng tuổi
Đây là giai đoạn trẻ tập nói nên hiện tượng chảy nước dãi là bình thường, dù trẻ đã có thể kiềm chế được. Hơn nữa, đây là giai đoạn một số trẻ bắt đầu mọc răng, do đó cũng có thể khiến cho trẻ chảy nước dãi.
Trẻ giai đoạn 9 tháng tuổi
Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu biết bò và vận động nhiều hơn, khám phá mọi thứ xung quanh bằng lưỡi, hơn nữa trẻ vẫn tiếp tục mọc răng nên gây nên tình trạng chảy nước dãi ở trẻ.
Trẻ giai đoạn 15 tháng tuổi
Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu tập đi và có nhận thức rõ ràng, điều này giúp trẻ có thể kiểm soát và không bị chảy nước dãi nữa. Tuy nhiên, vào những lúc tập trung vào một điều gì đó khiến trẻ mất kiểm soát thì tình trạng chảy nước dãi vẫn có thể xảy ra.
Mức độ ảnh hưởng của việc chảy nước dãi ở trẻ?
Chảy nước dãi là một hiện tượng sinh lý tự nhiên của cơ thể trẻ, cũng có một vài nguyên nhân từ bệnh lý khiến trẻ bị chảy nước dãi, tuy nhiên không đáng kể. Đa số hiện tượng chảy nước dãi đều không gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.
Nguyên nhân tình trạng chảy nước dãi ở trẻ
Hãy tìm hiểu nguyên nhân trước khi tìm mẹo trị chảy nước dãi cho bé nhé. Cụ thể, nguyên nhân có:
Mọc răng
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng chảy nước dãi ở trẻ, mọc răng khiến cho cơ thể trẻ rất khó chịu, ngứa ngáy. Do đó, chảy nước dãi là hiện tượng phản ứng của cơ thể để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Nếu là nguyên nhân này thì không cần áp dụng mẹo trị chảy nước dãi cho bé, chỉ cần vệ sinh khoang miệng sạch sẽ hàng ngày cho bé.
Bên cạnh đó, việc mọc răng ở trẻ còn dẫn đến nhiều hiện tượng khác cực kỳ khó chịu cho trẻ như bồn chồn, sốt nhẹ, khó ngủ, hay cắn lung tung tất cả những thứ gì mà trẻ có thể cầm, nắm.
Tư thế mở miệng
Do trẻ thường xuyên mở miệng dẫn đến việc kiểm soát nước bọt khó hơn, gây nên tình trạng chảy nước dãi. Nguyên nhân dẫn đến tư thế mở miệng là do trẻ bị ngạt mũi hoặc cấu tạo khuôn miệng.
Thức ăn
Thức ăn trẻ ăn vào cũng là một trong những nguyên nhân gây kích thích tuyến nước bọt của trẻ, nhất là những loại thức ăn có chứa nhiều axit. Khi các mẹ cho trẻ sử dụng các loại thức ăn có nhiều axit sẽ khiến cho trẻ bị chảy rất nhiều dãi đến mức mất kiểm soát.
Với nguyên nhân này, các bậc phụ huynh cần áp dụng mẹo trị chảy nước dãi cho bé dễ dàng bằng cách dùng nước muối sinh lý để vệ sinh khoang miệng hàng ngày.
Một số tình trạng bệnh lý
Những căn bệnh hay gặp như bệnh liên quan đến hô hấp như viêm họng, viêm xoang mũi,…đều có thể khiến cho trẻ bị chảy dãi. Do khi bị mắc bệnh này khiến cho cơ thể trẻ bị nghẹt mũi, khó thở. Điều này khiến cho trẻ phải thở bằng miệng nhiều dẫn đến tình trạng chảy nước dãi.
Nguyên nhân khác nhau sẽ có mẹo trị chảy nước dãi cho bé khác nhau, các phụ huynh cần quan sát để áp dụng cho đúng, đảm bảo hiệu quả và an toàn.
Mẹo trị chảy nước dãi cho bé an toàn và hiệu quả
Với những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy dãi ở trẻ sơ sinh mà không phải do các loại bệnh lý gây nên, chúng ta có thể sử dụng một số mẹo trị chảy nước dãi cho bé trong dân gian để áp chế, vừa an toàn nhưng độ hiệu quả cũng rất cao như:
Mẹo trị chảy nước dãi cho bé khi cho trẻ nằm ngửa, như vậy sẽ hạn chế được việc việc chảy dãi tốt hơn so với những tư thế nằm khác. Khi trẻ ngủ không nên cho trẻ ngậm bất kỳ vật gì khiến trẻ mở miệng, vì điều này dễ gây kích ứng chảy dãi ở trẻ.
Mẹo trị chảy nước dãi cho bé bằng cách vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ từ khi còn nhỏ. Có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh khoang miệng cho trẻ. Làm như vậy để giúp khoang miệng sạch sẽ, không kích thích tuyến nước bọt tiết quá nhiều nữa, giúp hạn chế việc chảy dãi ở trẻ.
Nên sử dụng các loại nướu chuyên dùng để cho trẻ mọc răng gặm, giúp trẻ đỡ đau khi mọc răng và giúp giảm tiết nước bọt hiệu quả. Nên chọn mua những loại nướu ở cơ sở uy tín và đảm bảo chất lượng, an toàn, các mẹ cũng cần thường xuyên vệ sinh nướu giả cho trẻ ngậm
Cho trẻ đi khám định kỳ thường xuyên, đúng thời hạn để có thể kiểm tra sức khỏe và phát hiện các dấu hiệu bất thường nhằm chữa trị sớm nhất và nhanh nhất cho trẻ.
Hy vọng qua bài viết sẽ giúp các bậc phụ huynh yên tâm hơn khi con em nhà mình bị chảy dãi quá nhiều. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường của sự phát triển cơ thể trẻ, chúng ta cũng có thể áp dụng các mẹo trị chảy nước dãi cho bé để áp chế tình trạng chảy nước dãi một cách an toàn và hiệu quả. Chúc các bạn thành công!