Đau bụng kinh là cơn đau mà đa số phụ nữ đều gặp phải. Tuy nó không gây ra biến chứng về bệnh tật, nhưng cơn đau bụng kinh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của các chị em. Những cơn đau sẽ làm khiến tâm trạng chị em thay đổi, dễ nổi cáu, khó chịu với cơ thể uể oải, mệt mỏi ảnh hưởng đến học tập và làm việc. Cùng tìm hiểu mẹo giảm đau bụng kinh trong bài viết dưới đây:
Khái niệm đau bụng kinh?
Đau bụng kinh hay còn gọi là thống kinh là cơn đau vùng bụng trước hoặc trong ngày hành kinh. Mức độ sẽ từ đau nhẹ, đau âm ỉ đến dữ dội và đau quặn bụng. Đau bụng kinh xảy ra ở vùng bụng dưới và lan tỏa xuống vùng kín khi co bóp quá mức.
Thời gian đau bụng kinh tùy tùng người. Có người chỉ đau vài giờ nhưng cũng có người đau từ 2 -3 ngày kèm theo biểu hiện đau bụng, mỏi lưng, đùi. Có người sẽ chỉ đau âm ỉ nhưng có rất dữ dội: cơ thể lạnh, đau quằn quại bụng đến lả người , sốt, tiêu chảy, …
Nguyên nhân đau bụng kinh có thể bạn chưa biết
Hiện tượng đau bụng kinh được chia thành hai loại là: Đau bụng kinh nguyên phát thứ phát.
Nguyên nhân do sinh lý (nguyên phát)
Thống kinh vô căn hay còn gọi là thống kinh nguyên phát có thể gây đau bụng mức độ nhẹ. Triệu chứng này xuất hiện do các lớp cơ thành tử cung co thắt mạnh đẩy tế bào chết, dịch nhầy âm đạo và trứng rụng xuống âm đạo và đào thải ra bên ngoài.. Lúc này sẽ gây ra cơn đau bụng. Ngoài ra, còn do một phần do cơ thể sản sinh ra nhiều chất prostaglandin gây viêm thành tử cung.
Nguyên nhân do bệnh lý tiềm ẩn (thống kinh thứ phát)
Thống kinh thứ phát là bệnh lý nào đó. Bệnh này thường gặp từ 30 – 45 tuổi. Nguyên nhân đều do tăng lượng prostaglandin nhiều được tiết ra từ nội mạc tử cung, khả năng gây kích thích các cơ trơn tại tử cung khiến chị em có kinh. Những rối loạn bệnh lý này sẽ gây ra đau bụng kinh bao gồm:
- Lạc nội mạc tử cung
- U xơ tử cung
- Viêm vùng chậu
- Lạc tuyến nội mạc tử cung (adenomyosis)
- Dùng dụng cụ tránh thai
Biểu hiện nguy hiểm khi đau bụng kinh ở phụ nữ
Chu kỳ kinh nguyệt chính là thứ cho thấy rõ ràng nhất tình trạng sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Kinh nguyệt đều đặn mỗi tháng là hiện tượng rất bình thường. Tuy nhiên các chị em hãy để ý triệu chứng đau bụng kinh nguy hiểm dưới đây.
Các cơn đau bụng thường xuất hiện trước khi có kinh từ vài tiếng/ ngay khi vừa có kinh và kéo dài vài ngày. Với các biểu hiện như: đau từng cơn, co thắt bụng dưới, lan tới ra vùng lưng và bên trong của đùi. Ngoài ra, còn có biểu hiện như đau đầu, sốt, tiêu chảy, buồn nôn…
Tình trạng đau bất thường cần gặp bác sĩ
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng dưới đây đã uống thuốc giảm đau mà vẫn không đỡ. Kèm theo các biểu hiện bất thường về kinh nguyệt như rong kinh, vô kinh,… cần sự hỗ trợ của bác sĩ ngay:
- Kinh nguyệt ra không đều
- Ra máu bất thường
- Khó chịu khi làm chuyện vợ chồng
- Khí hư ra nhiều, ngứa hoặc có mùi hôi tanh
Đau bụng kinh có làm gây hại cho sinh sản không?
Đau bụng kinh nguyên phát là một phần của chu kỳ kinh nguyệt nên không gây hại đến khả năng sinh sản. Nhưng đau bụng kinh thứ phát thì có ảnh hưởng tới người phụ nữ. Do đó, nếu gặp các dấu hiệu bất thường hãy tìm gặp bác sĩ ngay bạn nhé!
Tổng hợp mẹo giảm đau bụng kinh nhanh chóng cho các chị em
Dưới đây là một số mẹo kinh nghiệm được các chị em phụ nữ chia sẻ:
Cách giảm đau bụng kinh tốt nhất từ củ gừng
Một trong những mẹo làm giảm đau bụng kinh phổ biến đó là dùng củ gừng. Loại thảo dược này có tính nóng nên sẽ giúp chị em làm cơn đau, máu lưu thông dễ dàng hơn.
- Dùng một củ gừng làm sạch, cắt lát mỏng hoặc đem giã nát, đắp lên vùng bụng dưới từ 5 – 7 phút cơn đau sẽ giảm rõ rệt.
- Pha trà gừng trộn cùng mật ong mang hiệu quả tương tự.
Dùng miếng dán hoặc bôi dầu nóng
Sử dụng miếng dán hoặc xoa dầu nóng cũng làm giảm cơn đau bụng kinh hiệu quả tốt. Cách này sẽ giúp cho máu trong cơ thể lưu thông tốt hơn, làm ấm vùng cơ bụng, giãn cơ bụng và sẽ hết đau trong vài tiếng đồng hồ.
Tập thể dục, yoga nhẹ nhàng
Việc tập thể dục cường độ nhẹ nhàng rất tốt khi có kinh nguyệt. Nó sẽ giúp tăng lượng chất endorphins trong cơ thể, làm giảm những cơn quặn thắt đau. Ngoài ra còn cải thiện tâm trạng và tinh thần của chị em phụ nữ.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
- Cần bổ sung rau xanh, trái cây, sữa chua, socola đen, các loại vitamin…
- Kiêng ăn cay nóng, mặn, đồ ăn đông lạnh, nhiều chất béo…
- Không dùng chất kích thích như bia, cà phê, nước có gas… Bởi những chất này sẽ khiến bạn đau bụng hơn và kéo dài.
Sử dụng túi chườm
Khi đến ngày hãy dùng chút nước nóng cho vào túi chườm rồi đặt lên vùng bụng dưới. Cách này có hiệu quả rất nhanh tuy nhiên các chị em không nên lấy nước quá nóng để chườm bụng vì có thể sẽ gây ra bỏng da.
Vệ sinh sạch sẽ vùng kín
Bạn cần thay băng vệ sinh đúng giờ, đúng cách để ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh phụ khoa. Ngoài ra, trong những ngày nhạy cảm như này thì cũng cần tránh làm chuyện “ấy” nhé.
Uống thuốc giảm đau hoặc thuốc tránh thai hằng ngày
Trong trường hợp bạn đau bụng kinh quằn quại thì có thể dùng thuốc giảm đau hoặc uống tránh thai hàng ngày. Tuy nhiên, việc này cần tham khảo ý kiến và chỉ định của bác sĩ để không gặp phải các tác dụng phụ.
Massage nhẹ nhàng vùng bụng
Massage bụng xuôi theo chiều kim đồng hồ, sau đó ấn nhẹ bụng để giúp các cơ giãn ra, thoải mái hơn, giảm tình trạng cơn đau co bóp ở tử cung.
Vuốt nhẹ môi trên
Chỉ cần dùng 2 ngón tay trỏ nhấn vào Nhân Trung vuốt kéo về phía 2 mép. Thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần cho tới khi có hiệu quả giảm đau.
Uống nước 70 độ sôi
Uống nước ấm để giúp các cơ bụng co thắt giãn ra, giúp hạn chế và giảm các cơn đau. Giúp các chị em phụ nữ cảm thấy bụng nhẹ nhàng, dễ chịu hơn.
Tư thế nằm phù hợp để giảm đau bụng kinh
Dưới đây là 3 tư thế tốt nhất để giúp làm giảm nhanh triệu chứng đau bụng kinh:
- Tư thế trẻ em: chỉ cần 1 chiếc gối và nằm hơi gập về đằng trước.
- Tư thế bào thai: kiểu cuộn tròn nghiêng người và 2 chân ép vào nhau.
- Tư thế nằm ngửa: như lúc ngủ bình thường có thể kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng.
Bài viết trên đây đã bật mí cho chị em 12 mẹo giảm đau bụng kinh có hiệu quả nhanh nhất và những nguyên nhân, biểu hiện của cơn đau bụng này. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các chị em phụ nữ có thông tin kiến thức, tham khảo thật bổ ích.