Cách làm rượu nếp cẩm ngon, thơm ngọt 3 bước chị em nên biết

Cách làm rượu nếp cẩm ngon, thơm ngọt 3 bước chị em nên biết

Cách làm rượu nếp cẩm tuy không khó, thực hiện tuần tự theo các hướng dẫn cách làm rượu nếp cẩm, áp dụng đúng tỷ lệ để đảm bảo thành công.

Cách làm rượu nếp cẩm tuy không khó nhưng để cho cơm rượu ngon, thơm ngọt, không bị cay nồng thì lại chẳng hề dễ dàng. 121db.net xin chia sẻ đến chị em công thức vô cùng dễ làm cho món đồ uống này dưới đây nhé.

Cách chọn các nguyên liệu để làm rượu nếp cẩm

Khác với loại nếp cái hoa vàng, nếp cẩm màu tím thẫm cực kỳ đẹp mắt. Phần hạt nếp cẩm sẽ 1đặc trưng hơi dẹt, dài. Để chọn hạt nếp ngon, đúng chuẩn chất lượng, hãy xem các mẹo hữu ích sau:

– Độ cứng hạt nếp: Một trong các yếu tố quyết định chất lượng gạo nếp cẩm đó là độ cứng hạt. Bằng cách sử dụng móng tay bấm nhẹ hạt nếp, nếu thấy hạt cứng, không gã, không vỡ vụn thì đó sẽ là gạo ngon.

– Mùi thơm nếp cẩm: Giống như nhiều loại gạo nếp thông thường khác, nếp cẩm sẽ có mùi thơm nhẹ. Nếu ngửi thấy mùi lạ như mùi ẩm, mốc thì tuyệt đối không phải nếp ngon, không nên mua.

Cách chọn nguyên liệu nếp cẩm trong cách làm rượu nếp cẩm
Cách chọn nguyên liệu nếp cẩm trong cách làm rượu nếp cẩm

Đặc biệt chú ý, nếp cẩm và nếp than về hình dáng, màu sắc khá tương tự nhau nên đã có rất nhiều người nhầm lẫn. Khi mua cần phải lưu ý, hạt nếp cẩm thì thường tròn, to hơn khoảng 1.5 – 2 lần nếp than.

Bên cạnh đó, hạt nếp than thường đặc trưng nhỏ, dài, màu thẫm kín cả hạt gạo. Ngược lại, hạt nếp cẩm có phần bụng là màu vàng hơi nhạt, hạt hơi dẹt nhưng có độ căng tròn.

Đối với men dùng để ủ cơm, người dùng nên chọn loại men bắc để nó thơm ngon lại đảm bảo sức khỏe an toàn.

Cách làm rượu nếp cẩm ngon, ngọt thơm

Để làm thành công món rượu nếp cẩm ngon, vị ngọt thơm, không bị cay nồng đầy hấp dẫn, bạn tham khảo công thức và cách làm như sau:

Nguyên liệu cần có

– Gạo nếp cẩm: chuẩn bị 1kg

– Men rượu (chọn men bắc): 15g

– Lá chuối

– Hũ thủy tinh có nắp đậy/hũ sành có nắp đậy 

Cách làm rượu nếp cẩm các bước chi tiết

Bước 1: Nấu cơm để ủ rượu

– Gạo nếp cẩm sau khi mua về, đem vo thật sạch rồi ngâm từ khoảng 1 – 2 tiếng trong nước ấm. Để đảm bảo cho gạo nở đều, khi nấu cơm thơm mềm, hãy nên ngâm gạo qua đêm.

– Vo gạo sạch, sau đó bỏ gạo nồi thêm nước mức xâm xấp mặt gạo, nhấn nút nấu như nấu cơm thường ngày.

Nấu cơm để ủ rượu theo đúng hướng dẫn để gạo nở đều
Nấu cơm để ủ rượu theo đúng hướng dẫn để gạo nở đều

– Kiểm tra cơm chín, thì xới ra mâm hay đĩa lớn cho nguội.

Bước 2: Ủ men của cơm rượu

Trong cách làm rượu nếp cẩm, quy trình ủ men được xem là bước quan trọng nhất.

– Trước tiên, cần cho men bắc vào trong cối sạch rồi giã thật mịn.

– Rắc men vừa giã xong lên trên bề mặt của cơm nếp. Dùng đũa hoặc tay để trộn thật đều men bám lên bề mặt mỗi hạt cơm.

– Xếp lá chuối đã chuẩn bị vào rổ hoặc hũ định ủ cơm rượu, sau đó, cho phần cơm rượu bạn vừa trộn men vào.

Ủ men cơm rượu, trộn thật đều khi cơm còn ấm để đạt hiệu quả tốt
Ủ men cơm rượu, trộn thật đều khi cơm còn ấm để đạt hiệu quả tốt

– Gấp các mặt lá chuối lại, đậy kín nắp đảm bảo cho cơm rượu lên men được tốt nhất.

Thời gian để ủ cơm rượu diễn ra trong khoảng từ 3 – 5 ngày. Nếu tiết trời nóng, nhiệt độ thì có thể rút ngắn thời gian ủ nhanh hơn.

Bước 3: Hoàn thành

Mở nắp hũ và kiểm tra, nếu cơm rượu chín men, mùi thơm sẽ dậy lên đặc trưng. Thấy hạt cơm đã bóng ướt, có nước cốt của cơm rượu là dấu hiệu cơm rượu ủ men đã đạt.

Múc rượu nếp cẩm cho ra bát và thưởng thức. Ở phần còn lại, thì có thể để trong ngăn mát tủ lạnh bảo quản và dùng dần.

Món cơm rượu nếp cẩm khi ăn không hoặc kèm sữa chua được đánh giá là rất ngon. Trường hợp khi thấy cơm rượu có vị quá cay, quá nồng thì bạn nên cho thêm rượu trắng vào để ngâm. Hoặc thêm quả trứng gà ta vào hạ thổ, sử dụng cho các chị em sau sinh rất tốt.

Thưởng thức thành quả rượu nếp cẩm ngon ngọt
Thưởng thức thành quả rượu nếp cẩm ngon ngọt

Lưu ý khi làm rượu nếp cẩm bạn nên biết

Sẽ có nhiều trường hợp khi ủ men cơm rượu gặp phải các tình huống khiến bạn khó xử lý nếu không có kinh nghiệm. Nếu rơi vào các tình huống này, bạn có thể tham khảo các để giải quyết như sau:

Cơm rượu nếp cẩm lên men bị đắng, bị chua

Nguyên nhân rượu nếp cẩm chua hay đẳng là do:

– Tỷ lệ men cùng tỷ lệ cơm nếp cẩm chưa phù hợp khiến cơm không thể đảm bảo khi lên men. Rất có thể bạn cho quá ít men khiếncho cơm chua, hoặc ủ quá nhiều men làm cho cơm bị đắng.

– Thời gian và nhiệt độ chưa đủ để cơm lên men, vì thế hương vị rượu nếp cẩm sẽ không được như ý.

– Cách làm rượu nếp cẩm chưa đúng chuẩn. Bạn không nên dùng hũ nhựa, nên chọn ủ cơm trong hũ sành hay thủy tinh để món cơm rượu nếp cẩm ngon ngọt.

Trường hợp khi cơm rượu bị chua và bị đắng thì không nên sử dụng. Nếu cố tình ăn có thể làm tăng nguy cơ, bị ngộ độc, đe dọa sức khỏe, tính mạng người dùng.

Tỉ lệ men sử dụng để ủ rượu nếp cẩm ngon

Kinh nghiệm thực tế, để bát cơm rượu nếp cẩm ngon thì cần chú ý đến tỉ lệ của men cùng cơm nếp. Thông thường, 1kg cơm nếp dùng 50g men rượu.

Nên men trộn cơm còn ấm thì quá trình lên men sẽ diễn ra nhanh, đạt hiệu quả hơn.

Đừng quên rắc thêm 1 chút men xuống phía dưới đáy hũ ủ cơm rượu để thành phẩm ngon và thơm hơn nhé.

Vì sao khi ủ cơm rượu nếp cẩm hay bị sượng?

Có 3 nguyên nhân làm cho cơm rượu nếp cẩm bị sượng:

– Gạo nếp cẩm không ngon, không đảm bảo nên nấu cơm hạt không mềm, hạt nở không đều.

– Ngâm gạo thời gian quá ngắn nên hạt cơm chưa nở hết. Thời gian để ngâm gạo lý tưởng nhất  từ 6 – 8 tiếng.

– Khi nấu cơm nếp cẩm cho vào quá nhiều nước, khiến cơm bị sượng, bị khô hơn so với bình thường.

Để khắc phục, nên thực hiện tuần tự theo các hướng dẫn cách làm rượu nếp cẩm, áp dụng đúng tỷ lệ để đảm bảo thành công, cho thành phẩm ngon ngọt như ý.