Thủ tục làm lý lịch tư pháp – giấy tờ ghi nhận lại quá trình hoạt động, và tuân thủ pháp luật trình tự thực hiện như thế nào. Đây là loại giấy tờ ghi nhận lại án tích của công dân về tiền án tiền sự, và chứng minh cá nhân có hay không có án tích. Một số cơ quan khi tuyển nhân viên đều yêu cầu lý lịch tư pháp, vậy thủ tục làm lý lịch tư pháp như thế nào?. Hãy cùng 121db tìm hiểu về vấn đề này chi tiết, cách thực hiện đúng quy trình pháp luật qua bài viết sau đây nhé.
Như thế nào gọi là lý lịch tư pháp?
Lý lịch tư pháp có thể hiểu một cách đơn giản, thì đó là lý lịch về án tích của mỗi người công dân Việt Nam. Lý lịch này được thể hiện bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng của công dân trong việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu xác nhận do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích, bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản. Xác nhận về mức độ chấp hành pháp luật của mỗi công dân, để xác nhận về tư cách cũng như trách nhiệm của mỗi người.
Thủ tục làm lý lịch tư pháp nộp ở đâu?
Theo pháp luật Việt Nam được quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp 2009, người muốn thực hiện thủ tục làm lý lịch tư pháp, sẽ đến tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở Tư pháp, cụ thể như sau:
- Công dân Việt Nam muốn làm lý lịch tư pháp thì sẽ nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp nơi tạm trú. Đặc biệt, trường hợp cư trú nước ngoài sẽ nộp tại Sở Tư pháp ở nơi cư trú ,trước khi xuất cảnh.
- Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam thì sẽ nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú. Trong trường hợp người nước ngoài đã rời Việt Nam, thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
Hồ sơ thủ tục làm lý lịch tư pháp gồm những giấy tờ gì?
Để hoàn tất cho việc thực hiện thủ tục làm lý lịch tư pháp, các cá nhân cần phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
- Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu quy định:
- Mẫu số 03/2013/TT-LLTP: Dùng cho cá nhân có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp
- Mẫu số 04/2013/TT-LLTP: Dùng cho cá nhân trong trường hợp ủy quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và cá nhân là cha, mẹ của người chưa thành niên yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2.
- Bản chụp lại các loại giấy tờ cá nhân như giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
- Văn bản ủy quyền của cá nhân trong trường hợp cá nhân đó ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1. Văn bản ủy quyền phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật tại Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp 2009, khoản 4 Điều 37 Luật Cư trú 2020, Phụ lục II Thông tư 16/2013/TT-BTP
Thủ tục làm lý lịch tư pháp tốn bao nhiêu thời gian?
Thời hạn để cấp Phiếu lý lịch tư pháp sẽ là không quá 10 ngày, kể từ ngày cá nhân nộp hồ sơ thủ tục làm lý lịch tư pháp và nhận được yêu cầu hợp lệ.
Trong một vài trường hợp đặc biệt, thời gian cấp Phiếu lý lịch tư pháp sẽ là không quá 15 ngày, cụ thể như sau:
- Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam nhưng cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài theo khoản 2 và khoản 3 Điều 47 Luật Lý lịch tư pháp 2009.
- Trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp 2009.
- Trường hợp khẩn cấp quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật Lý lịch tư pháp 2009 thì thời hạn không quá 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được yêu cầu.
Những trường hợp bị từ chối cấp lý lịch tư pháp
Trong một số trường hợp đặc biệt khi thực hiện thủ tục làm thủ tục tư pháp, cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có quyền từ chối cấp, Phiếu lý lịch tư pháp được quy định tại Điều 49 Luật Lý lịch tư pháp 2009, cụ thể như sau:
- Những trường hợp không thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, thì họ có quyền từ chối cấp lý lịch tư pháp.
- Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người khác, mà không đủ điều kiện quy định tại Điều 7 và khoản 3 Điều 45 của Luật Lý lịch tư pháp 2009.
- Những loại giấy tờ kèm theo Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp, không đầy đủ hoặc giả mạo sẽ bị từ chối cấp lý lịch tư pháp.
Trên bài viết là toàn bộ thông tin về toàn bộ thông tin về thủ tục làm lý lịch tư pháp mà các bạn đang tìm kiếm. Giúp bạn có thể nắm được thông tin về điều kiện, cũng như thủ tục để tiến hành làm thủ tục lý lịch tư pháp một cách nhanh chóng và dễ dàng. Đây là loại giấy tờ vô cùng quan trọng cho nên việc cấp giấy cũng sẽ khó khăn, do xác nhận cụ thể về lịch sử hành vi cá nhân tiền án, tiền sự…Hy vọng qua bài viết đã giúp bạn biết lý lịch tư pháp là gì?, cũng như quy trình thủ tục làm lý lịch tư pháp một cách nhanh chóng nhất.